2251 lượt xem
Cập nhật mới nhất : 25/03/2019 by LIOA
Chập điện là gì? Ổ điện bị cháy, nổ có phải là chập điện không? Cách phát hiện và phòng chống chập điện hữu hiệu nhất! Chúng ta cần hiểu rõ về vấn đề này.
>>> Xem ngay các mẫu ổn áp Litanda 7,5KVA dùng cho gia đình tiêu biểu năm 2020!
Chập điện còn được gọi là chập mạch điện, thường xảy ra ở đoạn dây dẫn hở. Hiện tượng này xảy ra khi các pha chập vào nhau hoặc dây pha chạm đất, khiến cho điện trở dây dẫn tăng lên đột ngột làm cháy dây dẫn sinh ra lửa điện và làm hủy hoại các thiết bị điện.
Việc chập cháy điện là một trong những nguy hiểm khôn lường tới tính mạng của con người cũng như tài sản bởi chập điện thường kéo theo hỏa hoạn khôn lường.
>>> Tham khảo các dòng ổn áp Litanda 15KVA có tính năng chống chập điện cho nhà của bạn
– Do thời tiết có độ ẩm cao, hoặc trời mưa để nước chảy vào những dụng cụ điện, hệ thống điện gây ra sự cố chập điện.
– Do sự bất cẩn của con người trong khi sử dụng điện như : sử dụng ấm đun nước bằng điện không đúng cách làm nước sôi tràn ra, quên không tắt các thiết bị đun nấu bằng điện khi đã sử dụng xong, sử dụng bàn là xong mà không rút điện….
– Do hệ thống điện nước không đạt tiêu chuẩn, sau thời gian sử dụng hoặc không chịu được tải cao cũng dễ gây chập cháy. Hệ thống điện được bố trí không đúng quy cách cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến.
– Khi lắp đặt, khoảng cách 2 dây trần ngoài nhà không đúng tiêu chuẩn nên khi cây đổ, gió rung gây chập.
– Khi 2 dây bị mất lớp vỏ bọc cách điện chạm vào nhau.
– Khi đấu nối đầu dây dẫn với nhau hay đấu vào máy móc thiết bị không đúng quy định
– Môi trường sản xuất có hoá chất ăn mòn dẫn tới lớp vỏ bọc cách điện bị phá huỷ
Cách phát hiện chập điện thường là khi có tiếng nổ, cháy, bốc mùi khét, khói…từ các thiết bị điện hoặc đường dây dẫn.
– Dây điện trần sử dụng ở bên ngoài nhà có khoảng cách xa nhau tầm 0.25 m.
– Các mối nối vào thiết bị phải chắc chắn không hở không chạm vào nhau, dùng băng dính quấn kín. Nối vào mạch ở 2 đầu dây pha và trung tính không được chồng lên nhau.
– Không sử dụng dây thép, đinh… để buộc, giữ cố định dây dẫn điện.
– Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải.
– Khi sử dụng không được dùng nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.
– Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ, điện, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay.
– Đối với những ổ cắm thường sử dụng những thiệt bị điện có công suất lớn bạn nên đặt gần đó một chiếc cầu chì và dùng aptomat cho đường dây điện chính.
– Chọn mua những thiết bị ổ cắm phích cắm có thương hiệu chất lượng, chất liệu làm ổ cắm phải là loại nhựa cách điện, chịu nhiệt tốt, không dễ bắt lửa, không bị chảy trong quá trình sử dụng, loại ổ cắm với phích cắm phải tương thích với nhau.
– Không nên để các thiết bị tỏa nhiệt như bàn là, bếp điện ở gần những vật dễ bắt lửa.. Đồng thời không sử dụng bàn là, bếp điện khi không có người trông nom.
– Không dùng bóng đèn điện để sấy quần áo hoặc ủ chăn sưởi ấm, các dụng cụ này phải để cách xa vật cháy tối thiểu 0,5 m.
>>> Xem ngay ổn áp Litanda 10KVA dải 50V có gì đặc biệt khiến 80% hộ gia đình sử dụng!
Bình luận trên Facebook