Điện giật là gì? Tác hại khi bị điện giật như thế nào? Làm thế nào để không bị điện giật? Các trường hợp bị điện giật xảy ra như thế nào? Mời các bạn đọc bài viết!
Điện giật là hiện tượng dòng điện đi qua cơ thể dẫn đến cản trở chức năng của 1 số bộ phận, làm tổn thương chúng hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Điện áp càng cao, thời gian bị điện giật càng lâu thì tình trạng của người bị điện giật càng nghiêm trọng.
Trên thực tế, bị sét đánh chính là bị điện giật ở mức tổn hại lớn nhất, bởi điện áp của tia sét lên đến vài nghìn kw.
Các phản ứng sinh bệnh học khác nhau sảy ra trong cơ thể con người khi tiếp xúc với điện phụ thược vào nhiều yếu tố như cường độ dòng điện, điện trở của cơ thể, điện thế, tần số dòng diện, thời gian tiếp xúc và đường đi của dòng điện.
Cường độ dòng điện là yếu tố cơ bản để phát sinh ra tai nạn. Cường độ càng lớn, dòng điện càng nguy hiểm. Cường độ là nguyên nhân gây chết.
Bắt đầu từ 1,2 mA dòng điện xoay chiều 60Hz, đã gây ra một cảm giác choáng nhẹ cho người. Đó là ngưỡng cảm nhận dòng điện
Ở các nước châu Âu, tai nạn trong gia đình chiến 45% tổng số tử vong do điện giật. Còn ở các nước đang phát triển, tỉ lệ này còn cao hơn
Tác hại khi bị điện giật
Nhiệt: cơ thể bị đốt cháy, dây thần kinh, mạch máu, tim, não,… bị phá hủy.
Điện phân: máu trong cơ thể bị phân hủy khiến các thành phần trong máu và mô bị phá vỡ.
Sinh học: các cơ bắp đặc biệt là tim, phổi bị co giật khiến cơ quan hô hấp và tuần hoàn ngừng hoạt động. Khi dòng điện truyền qua não, hệ thần kinh trung ương bị phá hủy.
Chết đột ngột do Shock điện gây co cứng cơ tim như trong tự nhiên gây ngừng tim ngay tức khắc hoặc do rối loạn nhịp chết người do tổn thương cơ tim.
Thần kinh trung ương, não. Tuỷ sống bị trực tiếp của dòng điện, hoặc thứ phát sau hệ hô hấp và tuần hoàn, thiếu máu và thiếu ôxy não, co giật kéo dài, sặc ngừng hô hấp, ngừng tim, tắc mạch.
+ Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây; dây điện trần…để không bị điện giật chết người.
+ Dây điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng lọai dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để có dòng điện cho phép của dây dẫn lớn hơn dòng điện phụ tải để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hỏa trong nhà
+ Phải lắp cầu dao hay aptomat ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa phát hỏa do điện.
+ Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay phải mang găng tay cách điện hạ thể để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện.
+ Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao điện và treo bảng “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” tại cầu dao để không bị điện giật.
+ Nên nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như: vỏ tủ lạnh, vỏ máy nước nóng, máy giặt, vỏ máy bơm nước…để không bị điện giật khi thiết bị điện bị rò điện ra vỏ.
+ Không đóng cầu dao, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép, đứng nơi ẩm ướt để không bị điện giật .
+ Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ để không làm phát hỏa trong nhà.
+ Các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện…bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn điện gây điện giật chết người.
+ Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém vì các thiết bị này có lớp cách điện xấu dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ gây điện giật chết người và dễ gây phát hỏa trong nhà.
Chủ đề liên quan : đi chân đất bị điện giật, chân không chạm đất có bị điện giật, hiện tượng tích điện ở người, chập điện là gì, tai nạn điện giật là gì…
Bình luận trên Facebook