1471 lượt xem
Cập nhật mới nhất : 17/07/2020 by LIOA
Máy biến áp là gì? Dùng để làm gì? Cấu tạo máy biến áp 2 pha và 3 pha khác nhau điểm nào? ? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về máy biến áp.
>>> Đặt mua ngay máy biến áp 100% dây đồng chính hãng với chiết khấu cao nhất!
Định nghĩa máy biến áp :
Máy biến áp là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ. Máy còn được gọi là biến áp hoặc máy biến thế.
Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết qua trường điện từ. Khi đưa dòng điện với điện áp xác định vào cuộn sơ cấp, sẽ tạo ra trường điện từ.
Theo định luật cảm ứng Faraday trường điện từ tạo ra dòng điện cảm ứng ở các cuộn thứ cấp. Để đảm bảo sự truyền đưa năng lượng thì bố trí mạch dẫn từ qua lõi cuộn dây. Vật liệu dẫn từ phụ thuộc tần số làm việc.
Ở tần số siêu cao là vùng vi sóng và sóng truyền hình, vẫn có các biến áp dùng lõi không khí và thường không khép mạch từ. Tuy nhiên quan hệ điện từ của chúng khác với hai loại nói trên, và không coi là biến áp thật sự.
Các cuộn sơ cấp và thứ cấp có thể cách ly hay nối với nhau về điện, hoặc dùng chung vòng dây như trong biến áp tự ngẫu. Thông thường tỷ số điện áp trên cuộn thứ cấp với điện áp trên cuộn sơ cấp tỷ lệ với số vòng quấn, và gọi là tỷ số biến áp. Khi tỷ số này >1 thì gọi là tăng thế, ngược lại <1 thì gọi là hạ thế.
Các biến áp điện lực có kích thước và công suất lớn, thích hợp với tên gọi máy biến áp. Máy biến áp đóng vai trò rất quan trọng trong truyền tải điện năng.
Có rất nhiều loại biến áp, nhưng phổ thông nhất là máy biến áp tự ngẫu và biến áp cách ly. Chúng tôi sẽ phân biệt 2 loại máy biến áp này ở 1 bài viết khác.
Máy biến áp gồm có hai cuộn dây : cuộn sơ cấp có N1 vòng và cuộn thứ cấp có N2 vòng. Lõi biến áp gồm nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau để tránh dòng Fu-cô và tăng cường từ thông qua mạch.
Số vòng dây ở hai cuộn phải khác nhau, tuỳ thuộc nhiệm vụ của máy mà có thể N1 > N2 hoặc ngược lại.
Cuộn sơ cấp nối với mạch điện xoay chiều còn cuộn thứ cấp nối với tải tiêu thụ điện.
Máy biến áp thường là đổi nguồn hạ áp 3 pha, ví dụ :
Điện áp vào : 380V.
Điện áp ra : 200V/ 220V
Do máy biến áp có cấu tạo tương đối đơn giản, vì bản chất chỉ là biến đổi dòng điện, không cần mạch điều khiển nên máy biến áp hoạt động rất bền bỉ, ít bị hỏng vặt và có tuổi thọ cao.
Tuy nhiên 1 điểm cần lưu ý đó là máy biến áp không có tính năng ổn định điện áp ra. Điện áp ra sẽ thay đổi tỉ lệ thuận với điện áp cấp vào. Vì vậy ở những khu vực điện lưới không ổn định, khuyến cáo mọi người sử dụng máy ổn áp.
>>> Xem ngay các mẫu ổn áp 3 pha được dùng nhiều nhất cho nhà xưởng!
Máy biến áp có thể chuyển đổi hiệu điện thế đúng với giá trị mong muốn, ví dụ từ đường dây trung thế 10 kV sang mức hạ thế 230 V hay 400 V dùng trong nhà.
Tại các nhà máy điện, máy biến thế thường chuyển hiệu điện thế mức trung thế từ máy phát điện (10 kV đến 50 kV) sang mức cao thế (110 kV đến 500 kV hay cao hơn) cho đường dây điện cao thế. Trong truyền tải điện năng với khoảng cách xa, hiệu điện thế càng cao thì hao hụt càng ít.
Ngoài ra máy biến áp còn được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật hàn, thiết bị lò nung, trong kỹ thuật vô tuyến điện, trong lĩnh vực đo lường, trong các thiết bị tự động, làm nguồn cho thiết bị điện, điện tử, trong thiết bị sinh hoạt gia đình…vv
Trên thực tế, máy biến áp 3 pha thường được sử dụng tại các khu công nghiệp, nơi tập trung nhiều nhà máy FDI sử dụng các thiết bị điện nhập khẩu từ nước ngoài.
Công ty Cổ phần Litanda Việt Nam là nhà sản xuất máy ổn áp Litanda, máy biến áp Litanda chính hãng… Các sản phẩm của chúng tôi đều đảm bảo chất lượng tốt nhất, bảo hành lên đến 04 năm với giá cạnh tranh.
Đặc biệt hơn, chúng tôi là đơn vị DUY NHẤT sản xuất máy biến áp 100% dây đồng trên thị trường.
>>> Đặt mua ngay máy biến áp 100KVA Litanda dây đồng 100% được 3/4 doanh nghiệp tại KCN sử dụng!
Chủ đề liên quan :máy biến áp 3 pha là gì, công dụng của máy biến áp 1 pha, máy biến thế dùng để làm gì…
Bình luận trên Facebook